Văn hóa giải trí của người Nhật
Chúng ta đều biết đến Nhật Bản như là một cái nôi của karaoke, một hình thức giải trí phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, ngoài karaoke, còn rất nhiều hình thức giải trí khác được rất nhiều người lựa chọn. Hãy cùng khám phá văn hóa giải trí của người Nhật xem có điểm gì thú vị nhé!
Nhật Bản không chỉ là một quốc gia với tinh thần làm việc rất cao. Nhật còn là đất nước có rất nhiều hình thức giải trí độc đáo và mang nhiều điểm khác biệt. Hát karaoke chỉ là một trong số những hình thức giải trí xuất hiện từ rất lâu, còn rất nhiều loại hình giải trí khác của Nhật ảnh hưởng và lan rộng đến quốc gia khác. Nếu bạn chỉ say mê mỗi việc hát karaoke và đã sắm cả một dàn âm thanh karaoke với rất nhiều thiết bị hiện đại thì hãy tham khảo thêm các hình thức giải trí khác dưới đây. Chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Trà đạo
Trà đạo của Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một hình thức giải trí. Nó trở thành một nét văn hóa đẹp. Nguồn gốc của trà đạo được kể trong câu chuyện về vị cao tăng Eisai (1141 – 1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về, ngài đã mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này, chính Eisai đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà dưỡng sinh kí” có nội dung ghi lại mọi thứ liên quan đến thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn cũng như tính hấp dẫn đặc biệt từ hương vị trà đã thu hút rất nhiều người Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà đến một tầm cao mới. Và từ việc uống trà, họ phát triển nó trở thành nghệ thuật trà đạo, một sản phẩm văn hóa mang đặc sắc thuần Nhật.
Nghệ thuật cắm hoa
Nghệ thuật cắm hoa của Nhật được gọi là Ikebana, đã phát triển được hơn 7 thế kỉ. Nghệ thuật cắm hoa của Nhật thể hiện sự tinh tế trong việc sắp xếp các thân cây, lá và hoa sao cho hài hòa với màu sắc cũng như cách bài trí đặt hay bình cắm… Ngoài ra, để cắm được những cành hoa như ý muốn, người nghệ nhân còn cần phải có hiểu biết nhất định về các cách cắm, cách sắp xếp vị trí. Những kỹ thuật này là thứ người ta được học trong các lớp học ikebana. Và không hề dễ dàng để thành thục tất cả các kỹ năng này. Sẽ phải mất từ 3 đến 5 năm để học được.
Thư pháp
Chữ viết của Nhật thuộc loại chữ tượng hình chứ không phải chữ cái latin như rất nhiều nước trên thế giới. Cho nên, ở Nhật cũng phát triển nghệ thuật thư pháp. Đây còn là một hình thức văn hóa có từ rất lâu trước đây. Cũng như nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc hay Việt Nam, các nghệ nhân Nhật Bản dùng bút lông và mực tàu để thể hiện nét chữ của mình. Qua những nét chữ đó, người nghệ nhân lột tả nét đẹp ẩn chứa bên trong các con chữ kanji hoặc Katakana.
Với nghệ thuật thư pháp, người Nhật sử dụng tinh thần tập trung cao độ để thể hiện những nét chữ xuất phát từ tâm hồn của mình.
Vật Sumo
Đây là một môn thể thao cổ truyền và là đặc trưng của Nhật Bản. Khi nhắc đến Sumo, chắc chắn ai cũng hình dung trong đầu những võ sĩ có tầm vóc khổng lồ nhưng rất nhanh nhẹn.
Sumo không chỉ là một môn thể thao mà còn là niềm tự hào của Nhật Bản. Là biểu tượng văn hóa tinh thần của người Nhật.
Trò chơi Pachinko
Là một trò chơi giải trí có thưởng rất phổ biến tại Nhật. Pachin là một từ tượng thanh chỉ âm thanh co dãn của cao su, còn “ko” có nghĩa là trái bóng. Với âm thanh sôi động, máy móc hiện đại hợp thời, cách chơi đơn giản và giải thưởng hấp dẫn, hàng năm Pachinko đã thu hút hơn 17 triệu lượt người, ở mọi lứa tuổi tham gia.
Mọi người đều lựa chọn chơi Pachinko như một hình thức giải trí có lợi nhất. Pachinko dần trở thành trò giải trí nổi tiếng và một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia.
Kịch kabuki
Kabuki là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật Bản, cùng với kịch No và kịch rối bunraku. Kịch Kabuki được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Đặc điểm của loại hình sân khấu này là trang phục lộng lẫy, hóa trang đậm, vũ điệu mềm mại, uyển chuyển.
Kiếm đạo
Không phải là một loại hình văn hóa cổ truyền, kiếm đạo là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật. Ví dụ như kenjusu Katori Shintō-ryū.
Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để “trui rèn nhân cách con người thông qua đường kiếm”. Tuy nhiên, Kendo vẫn là một môn võ thuật kết hợp với các yếu tố thể thao nên có người luyện tập vì ưa thích phần võ và cũng có người luyện tập vì thích yếu tố thể thao.
Múa Bonodori
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Những nét văn hóa thú vị trên cho chúng ta thấy được một phần nào bức tranh về đất nước và con người Nhật Bản. Rất thú vị và rất đáng để đặt chân tới khám phá đúng không? Hãy chia sẻ cho Virtualbusinesssolutions.biz cảm nhận của bạn bằng cách bình luận vào ô bên dưới nhé!
All Comments
Write a Comment