Đầu tư dàn âm thanh sân khấu chất lượng là một trong những việc mà người làm về tổ chức sự kiện rất hay làm. Tuy nhiên, để đầu tư một cách đúng đắn, bạn nhất thiết phải biết cách chọn mua các thiết bị trong dàn âm thanh sân khấu, nếu không muốn đầu tư của mình vô ích, không đem lại bất cứ nguồn lợi nào cả.
Đây là việc đầu tiên bạn cần phải làm trước khi bỏ tiền đầu tư cho dàn âm thanh sân khấu. Hãy xem xét xem dàn âm thanh sân khấu mà bạn cần là bộ dàn như thế nào, sử dụng trong không gian nào.
Bạn cần phải biết rằng, không gian rất quan trọng với dàn âm thanh sân khấu. Dàn âm thanh sử dụng ở ngoài trời sẽ khác dàn âm thanh sân khấu trong nhà. Dàn âm thanh sử dụng ở không gian có diện tích rộng khác với dàn âm thanh sân khấu dùng ở những không gian tương đối.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên phải dùng dàn âm thanh sân khấu ở những không gian khác nhau thì cũng cần phải cân nhắc việc chọn thiết bị sao cho tính linh động của dàn được nâng cao.
Nhìn chung, một dàn âm thanh sân khấu cơ bản sẽ gồm có 2 cục đẩy công suất, 2 cặp loa hội trường, loa sub, một mixer, micro, thiết bị xử lý tần số (Equalizer). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà sẽ có thêm các thiết bị âm thanh hỗ trợ khác.
Điểm đáng lưu ý nhất là công suất của các thiết bị âm thanh cần phải lớn. Chỉ như vậy mới đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu về chất lượng âm thanh của người nghe. Dàn âm thanh sân khấu cần có dải tần rộng để âm thanh phủ được toàn bộ không gian.
Đương nhiên là bạn cần phải tìm đến những địa chỉ uy tín để chọn mua sản phẩm. Tại đây, bạn sẽ được những nhân viên tư vấn một cấu hình phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Không chỉ có vậy, chọn mua thiết bị âm thanh ở những địa chỉ uy tín bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả của thiết bị âm thanh trong bộ dàn. Quyền lợi của bạn khi thiết bị gặp sự cố cũng được đảm bảo và giải quyết nhanh chóng hơn so với việc mua ở những cơ sở kinh doanh không có uy tín.
Ngoài ra, khi đầu tư dàn âm thanh sân khấu ở những cơ sở kinh doanh uy tín, bạn sẽ được hỗ trợ lắp đặt, được hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh các thiết bị âm thanh trong dàn để có thể làm chủ dàn âm thanh sân khấu mà mình đầu tư.
Quan trọng hơn, khi bạn tìm đến những địa chỉ cung cấp thiết bị âm thanh uy tín, bạn bạn còn có cơ hội được trực tiếp trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm cho đến khi hài lòng. Bởi những cơ sở kinh doanh nhỏ không thể có đủ nguồn hàng để đáp ứng được nhu cầu của bạn. Đó còn chưa kể, nhiều địa chỉ không có phòng cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
Như vậy, bạn đã biết mình cần phải làm gì để đầu tư dàn âm thanh sân khấu chưa? Việc đầu tiên là biết nhu yêu cầu của bản thân. Việc tiếp theo là tìm đến một địa chỉ uy tín để được tư vấn và chọn mua sản phẩm. Rất đơn giản đúng không?
Hãy chia sẻ với Virtualbusinesssolutions.biz về dàn âm thanh sân khấu mà bạn đã đầu tư bằng cách bình luận vào ô bên dưới nhé! Hoặc nếu bạn có kinh nghiệm gì hay thì cũng chia sẻ để nhiều người khác được biết hơn.
Hát là một trong những hoạt động mà rất nhiều người trong chúng ta yêu thích. Có được một giọng hát hay là một trong những mong ước của rất nhiều người. Bởi không phải ai sinh ra cũng có được một giọng hát hay. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tự ti vì giọng hát của mình. Nếu giọng hát chưa thực sự hay, chúng ta hoàn toàn có nhiều cách để cải thiện nó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thở và lấy hơi dể hát karaoke hay hơn.
Con người thường lấy hơi theo ba cách là lấy hơi bằng ngực, lấy hơi phần giữa ngực và bụng, lấy hơi phần bụng.
Khi lấy hơi bằng ngực, cơ hoành sẽ chuyển động một chút về phía dưới tạo lực hút không khí vào trong, các cơ ở xương sườn và khung xương sẽ giãn ra, bạn sẽ cảm thấy phần ngực, vai của mình căng phồng lên chủ yếu theo chiều ngang, bạn sẽ cảm thấy hơi “tức” khi bạn lấy hơi quá đầy. Do khu vực này là phần phổi và tim của bạn, khi lấy hơi quá đầy là lúc phổi căng phồng lên, cơ và xương sườn nở rộng ra. Tuy nhiên khả năng nở rộng của xương sườn không đủ đáp ứng khả năng căng phồng của phổi nên phổi sẽ bị ép lại gây cảm giác đau nhẹ. Nằm giữa phổi là tim, bộ phận này cũng sẽ bị ép lại gây cảm giác đau khi phổi căng phồng trong quá trình lấy hơi ở ngực. Đây là cách lấy hơi thường thấy khi chúng ta cần thở vội, ví dụ những lúc tập những môn thể dục tốc độ như đá banh, cầu lông, tennis… còn với việc lấy hơi để hát karaoke thì lời khuyên là không nên.
Lấy hơi ở phần giữa ngực và bụng. Đặc điểm khi lấy hơi theo cách này là cơ thể ở trạng thái lưng chừng, cả phẩn bụng và ngực phồng nhẹ lên một chút. Cơ thể không gặp bất cứ trở ngại gì khi bạn lấy hơi bằng cách này. Không những thế, cơ thể còn bớt căng hơn do phần cơ và xương sường không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi sự phồng lên của phổi nữa mà gánh nặng này đã được dồn bớt xuống bụng.
Lấy hơi ở phần bụng. Đây là cách lấy hơi ngược lại so với cách đầu tiên. Phổi của bạn sẽ chủ yếu phồng lên theo chiều dọc thay vì chiều ngang. Nguyên nhân là do bạn sử dụng lực phần lớn từ cơ hoành, phần cơ này hạ xuống để tạo lực hút mạnh hơn trong quá trình lấy hơi giúp lượng hơi lấy vào sẽ nhiều hơn, mạnh hơn và nhanh hơn. Cách lấy hơi này sẽ khiến bạn hơi khó chịu một chút nhưng sau một thời gian bạn sẽ thích nghi dần và không còn cảm giác đau vì cơ hoành và cơ bụng sẽ giãn nở để thích ứng với cách lấy hơi này.
>>> Xem thêm: Phần mềm hát karaoke trên điện thoại: bí kíp tán gái khi bạn nghèo và xấu trai
Trong thanh nhạc, người ta sử dụng cách lấy hơi bằng bụng để có được hơi thở sâu và lợi dụng lực đẩy của cơ hoành trong quá trình đẩy hơi ra khi hát giúp hơi thở ổn định chắc chắn.
Ngoài ra có một điều ít bạn để ý, đây chính là cách lấy hơi mà bất kì ai trong chúng ta đều đã từng trải qua khi còn bé. Hãy nhìn một đứa trẻ khi mới sinh và trong vài tháng đầu trước khi biết đi, khi nằm, tất cả đều lấy hơi bằng bụng (có thể nhận thấy bụng của các bé nhấp nhô lên xuống). Và thực tế, tất cả chúng ta, những người trưởng thành, khi nằm ngủ đều lấy hơi bằng bụng.
Hãy thử nằm xuống, ở trạng thái thư giãn nhất, đặt một cuốn sách nhẹ trên bụng, bạn sẽ nhận thấy mình cũng đang lấy hơi bằng cơ hoành.
Nếu chưa quen khi lần đầu tập lấy hơi theo cách này, bạn có thể dành vài phút mỗi ngày để nằm hít thở trong trạng thái thư giản như trên.
Khi đã quen bạn có thể đứng tập và tưởng tượng như mình đang ăn no mỗi khi hít vào (bạn có thể tưởng tượng mình có bụng bia hay bụng Ông Địa nếu bạn thấy dễ dàng hơn.
Bạn hít vào trong thời gian 5 giây, giữ lại khoảng 1 giây rồi thở ra trong 10 giây. Cố gắng giữ hơi thở đều đặn, sau đó bạn tăng dần thời gian các bài tập. Bạn nên nhớ, hơi thở càng sâu càng tốt, do đó đừng cảm thấy mất thời gian khi tập bài tập đơn giản này nhé.
Đây chỉ là một trong những cách cơ bản và đơn giản để giọng hát của bạn được cải thiện hơn. Ngoài việc luyện tập thở, bạn cũng nên luyện tập thêm các bài tập khác để hiệu quả nhanh hơn. Chúc bạn thành công.
>>> Xem thêm: Nên dùng phần mềm nào để hát karaoke trên điện thoại